Google sẽ sản xuất điện thoại Pixel tại Việt Nam

22:41 - 17/09/2019

Nvidia cam kết biến Việt Nam thành “quê hương” thứ hai và là trung tâm lớn nhất trên thế giới
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ HÀN CẮT ĐÃ GÂY ẤN TƯỢNG TẠI METAL & WELD 2023 ( Vật liệu hàn NICHIA / NIKKO-Japan)
Khai mạc Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam (VIMF) năm 2023
Miền Bắc có dự án sản xuất chất bán dẫn đầu tiên
VinFast chính thức niêm yết trên Nasdaq Globalmarket, giá trị vốn hóa hơn 23 tỷ USD

Google sẽ sản xuất điện thoại Pixel tại Việt Nam

Nhà máy sản xuất điện thoại Pixel đầu tiên của Google được chuyển đổi từ nhà máy sản xuất điện thoại Nokia tại tỉnh Bắc Ninh. 

Việc lựa chọn Bắc Ninh giúp Google có thể tận dụng được nguồn nhân công giàu kinh nghiệm từ các nhà máy của Samsung hoặc Nokia.

Ảnh: NikkeiSmartphone chup anh hang dau the gioi sap san xuat tai VN hinh anh 1

Theo Nikkei, đây là bước đi đầu tiên của Google trong việc chuyển đổi chuỗi cung ứng sang khu vực Đông Nam Á. Ngoài việc mở rộng để phục vụ cho mảng phần cứng vốn đang phát triển, việc này cũng giúp Google có thể giải quyết 2 vấn đề lớn với các nhà máy ở Trung Quốc hiện nay: chi phí nhân công ngày càng tăng và thuế suất bị đẩy cao do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Google dự kiến sẽ chuyển toàn bộ đơn vị sản xuất của mình ra ngoài Trung Quốc, bao gồm nhà máy sản xuất điện thoại Pixel và loa thông minh Google Home. Riêng tại Việt Nam, gã khổng lồ về tìm kiếm này sẽ đặt trước một số nhà máy sản xuất điện thoại Pixel 3A. Dự kiến việc chuyển đổi sẽ xong trước cuối năm nay.

Mặc dù là nhà cung cấp hệ điều hành Android cho 80% smartphone trên thế giới hiện nay, Google lại chưa mạnh ở mảng phần cứng. Năm 2018, nhà sản xuất này bán được 4,7 triệu điện thoại, chiếm 0,3% thị phần toàn cầu. Sang đến 2019, kết quả khả quan hơn khi chỉ trong nửa năm họ đã bán được 4,1 triệu máy, phần lớn là điện thoại Pixel 3A có giá 399 USD. Google dự kiến sẽ xuất xưởng khoảng 8-10 triệu điện thoại trong năm nay, nâng doanh số bán hàng lên gấp đôi năm ngoái. Việc chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á sẽ là bàn đạp cho kế hoạch phát triển mảng phần cứng này.

Theo các nhà phân tích, quy mô chuỗi cung ứng hiện nay của Google còn chưa lớn như Apple nên việc chuyển đổi cũng sẽ dễ dàng hơn. Nếu hoàn thành việc di chuyển trong giai đoạn này, Google sẽ có thêm thời gian để phát triển, đồng thời chuẩn bị tốt nhất cho những thách thức từ Huawei - vốn có mảng phần cứng khá mạnh và cũng đang lấn sân sang mảng phần mềm với hệ điều hành Harmony.

Lưu Quý (theo Nikkei)